Phê phán chủ nghĩa Marx
Phê phán chủ nghĩa Marx

Phê phán chủ nghĩa Marx

Phần này phê phán Chủ nghĩa Marx, một nhánh của Chủ nghĩa Xã hội. Về phê phán Chủ nghĩa xã hội nói chung, có thể xem Phê phán Chủ nghĩa Xã hội.Phê phán chủ nghĩa Marx hoặc Phê phán chủ nghĩa cộng sản là đến từ cả hai phía chính trị cánh tả và cánh hữu như 1 phần quan trọng của chủ nghĩa chống cộng về mặt ý thức hệ. [cần dẫn nguồn]. Nhiều người theo chủ nghĩa tự do bác bỏ sự cần thiết của một giai đoạn thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Một số nhà tư tưởng bác bỏ những ý tưởng cơ bản của Học thuyết Marx, ví dụ như Duy vật lịch sửlý thuyết giá trị lao động. Họ phê phán Chủ nghĩa tư bản - và cổ vũ Chủ nghĩa xã hội - nhưng sử dụng những lập luận khác.Một số người ủng hộ chủ nghĩa Marx hiện tại vẫn cho rằng rất nhiều khía cạnh của tư tưởng Marx vẫn còn sức sống, nhưng học thuyết chưa hoàn chỉnh và có thể lạc hậu về một số lĩnh vực nhất định của kinh tế, chính trị hay xã hội. Họ do đó có thể gộp một số khái niệm của Chủ nghĩa Marx với những ý tưởng của các nhà tư tưởng khác, ví dụ của Max Weber tạo nên trường phái Frankfurt.V. K. Dmitriev viết năm 1898,[1] Ladislaus von Bortkiewicz, viết năm 1906-07,[2] và các phê phán sau này cho rằng Lý thuyết giá trị và Luật suy giảm của Giá trị thặng dư là tự mâu thuẫn (bản thân không nhất quán trước sau). Nói cách khác, các phê phán này cho rằng Marx rút ra các kết luận mà thực sự không theo nền tảng lý thuyết của mình. Một khi các lỗi này được chỉnh lý, kết luận của Marx rằng giá cả tổng và lợi nhuận được xác định bởi, và bằng, giá trị tổng và giá trị thặng dư sẽ không còn đúng. Chính kết quả này đưa đến câu hỏi về liệu bóc lột công nhân có phải là nguồn gốc duy nhất của lợi nhuận.[3]Dự đoán của Marx rằng tỷ suất lợi nhuận của Chủ nghĩa Tư bản sẽ giảm là một chủ đề gây tranh cãi. N. Okishio, năm 1961, phát triển một Đinh lý (Định lý Okishio's theorem) chỉ ra rằng nếu giai cấp tư bản áp dụng các biện pháp cắt giảm chi phí, và nếu lương thực tế không tăng, tỷ suất lợi nhuận phải tăng.[4] Nếu lương thực tế tăng, định lý này chưa có kết luận trong tình huống thực tế. Các lý luận tự mâu thuẫn (internally inconsistent) là đặc điểm nổi bật của Kinh tế học Chủ nghĩa Marx và là chủ đề tranh cãi từ những thập niên 1970.[5] Andrew Kliman lập luận rằng, vì các lý thuyết tự mâu thuẫn có thể không đúng, những gì tự mâu thuẫn đã chặn đứng, làm mất giá trị của những phê phán của Marx về kinh tế chính trị cũng như những nghiên cứu ngày nay dựa trên nền tảng của Marx, cũng như sự sửa chữa những tự mâu thuẫn này.[6]Những phê phán rằng Marx tự mâu thuẫn (internally inconsistent) bao gồm những nhà Kinh tế học theo chủ nghĩa Marx trước kia và hiện đại, như Paul Sweezy,[7] Nobuo Okishio,[8] Ian Steedman,[9] John Roemer,[10] Gary Mongiovi,[11] và David Laibman,[12], những người đề xuất nền tảng mới trong các bản sửa đổi của Kinh tế Marx, thay vì những gì trong Phê phán Kinh tế chính trị ban đầu của Marx được viết trong Bộ Tư bản của ông.[13]Ngược lại, những người đề xướng Cách diễn giải hệ thống đơn lẻ theo thời gian (Temporal Single System Interpretation (TSSI)) của Lý thuyết giá trị của Marx cho rằng những mâu thuẫn đã được chỉ ra thực tế là kết quả của sự diễn giải sai, rằng những người chỉ trích đã hiểu không đầy đủ lý luận của Marx. Họ lập luận rằng nếu Lý thuyết Marx được hiểu là "chỉ xác định ở một khoảng thời gian" ("temporal") và "hệ thống đơn lẻ" ("single-system,") thì sự tự mâu thuẫn sẽ biến mất. Trong một nghiên cứu tổng kết gần đây, một người đề xướng TSSI kết luận rằng "bằng chứng về sự mâu thuẫn không còn đúng, tất cả những gì chống lại Marx chẳng qua là vấn đề hiểu sai".[14]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phê phán chủ nghĩa Marx http://newsweekly.com.au/articles/2009aug08_obit.h... http://www.amazon.com/Main-Currents-Marxism-Founde... http://www.lewrockwell.com/orig6/sandstrom2.html http://www.reasonpapers.com/pdf/12/rp_12_3.pdf http://www.wesjones.com/eoh.htm http://books.wwnorton.com/books/detail.aspx?ID=814... http://www.gmu.edu/departments/economics/bcaplan/m... http://www.gmu.edu/departments/economics/bcaplan/m... http://www.pupress.princeton.edu/titles/766.html http://www.loc.gov/loc/kluge/prize/kolakowski.html